Có thể nói dịch vụ là một ngành có triển vọng phát triển mạnh mẽ theo xu hướng xã hội, không chỉ vậy còn kéo theo sự phát triển năng động của nhiều nhóm ngành khác trong đó có lưu trú và khách sạn. Học quản trị khách sạn ra làm gì đang được nhiều bạn trẻ quan tâm không chỉ bởi là một xu hướng thịnh hành trong tương lai mà còn bởi nguồn thu nhập mà nó hứa hẹn vô cùng hấp dẫn. Bạn đã nắm được những nghề nghiệp liên quan đến nhóm ngành nghề này chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Thông tin sơ lược về ngành quản trị khách sạn
Ngành quản trị khách sạn nói một cách dễ hiểu là việc thực hiện tổ chức, quản lý và điều hành khách sạn trong đó có hoạt động nhà hàng, Người quản lý khách sạn có trách nhiệm tổ chức hợp lý, phân bổ các trong trách nhiệm vụ đến các bộ phận, nhân viên để khách sạn được hoạt động hiệu quả. Theo đuổi ngành quản trị khách sạn bạn sẽ được cung cấp các kiến thức về phương thức phục vụ, kỹ năng quản lý, và điều hành các hoạt động trong khách sạn, lên kế hoạch cho hoạt động kinh doanh cho đến giám sát bộ máy hoạt động như nhân sự, tài chính,…

Quản trị khách sạn đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao, bên cạnh những kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thông thường, bạn nên cải thiện thêm các kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và quan trọng là phải chịu được áp lực công việc.
Học quản trị khách sạn ở đâu?
Trên cả nước có rất nhiều các cơ sở, trường đại học đào tào quản trị khách sạn, từ trung cấp, cao đẳng đến đại học chính quy. Điều này tạo điều kiện cho những người có đam mê với ngành học có cơ hội được học tập và nâng cao kiến thức ngành. Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm thêm đến chất lượng của cơ sở dạy thông qua những thống kê đầu ra về tỷ lệ sinh viên theo đúng ngành đã chọn để có sự cân nhắc nhất định.
Bạn có thể tham khảo lựa chọn những trường đại học top đầu về đào tạo chuyên ngành học quản trị khách sạn sau:
- Đại học Ngoại Thương
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Đại học Thương Mại
- Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội
- Đại học Công Nghiệp

Học quản trị khách sạn ra làm gì?
Đây chắc chắn là điều mà nhiều người quan tâm và băn khoăn nhất. Vậy học quản trị khách sạn ra làm gì mới thực sự hiệu quả? Với sự phát triển ngày càng nhanh của các nhóm ngành nghề dịch vụ, sinh viên học và tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau như quản lý nhân sự khách sạn, nhân viên kinh doanh, hướng dẫn viên, bồi bàn, lễ tân, buồng phòng,…thâm chí có thể làm giảng viên tại những cơ sở đào tạo ngành nghề này.

Nếu bạn đang theo học ngành quản trị khách sạn và chuẩn bị ra trường mà chưa biết cụ thể công việc mình sẽ làm như thế nào thì có thể bắt đầu từ vị trí nhân viên. Nói một cách dễ hiểu là sẽ làm việc tại các vị trí như bồi bàn, buồng phòng, lễ tân,…tại các khách sạn.
Sau một thời gian làm việc, đơn vị sẽ đánh giá hiệu quả công việc bạn làm để quyết định vị trí mà bạn sẽ đảm đương trong thời gian tiếp theo cũng như có các chính sách tăng lương hay khen thưởng như hợp đồng cho bạn. Thông tin chi tiết một số ngành nghề khách sạn bạn có thể tham khảo:
Lễ tân
Bên cạnh việc tiếp nhận những yêu cầu đặt phòng từ khách hàng, hay bán phòng, lễ tân còn đóng vai trò như một gương mặt thương hiêu của khách sạn, chính vì thế không chỉ yêu cầu cao về hình thức mà còn cả thái độ phục vụ, ngôn từ giao tiếp chuẩn chỉnh lễ phép.

Với mỗi thứ hạng khách sạn sẽ có một yêu cầu riêng cho bộ phận lễ tân, nhưng nhìn chung sẽ có sự thống nhất về ngoại hình. Lương của lễ tân thông thường sẽ khoảng từ 5 đến 10 triệu hoặc có thể hơn.
Phục vụ bàn
Nghe có vẻ đơn giản nhưng phục vụ bàn lại là công việc đòi hỏi nhiều sức khỏe nhất. Bên cạnh đó, bạn sẽ cần trau dồi thêm tính cẩn thận, khéo léo, uyển chuyển trong công việc để phục vụ khách hàng.

Nhân viên kinh doanh
Có thể nói nhân viên kinh doanh là nơi gắn kết các khách hàng với khách sạn. Ở vị trí này, người nhân viên sẽ tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu, tư vấn về các sản phẩm dịch vụ của khách sạn nhằm thuyết phục họ sử dụng dịch vụ đó.

Bên cạnh đó, phân loại những tệp khách hàng khác nhau để tiện chăm sóc. Đối với những khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ có thể xin feedback làm căn cứ phát triển khách hàng sau này.
Nhân viên đảm bảo chất lượng dịch vụ
Không vô lý và dư thừa khi tìm kiếm một nhân viên giám sát đảm bảo chất lượng dịch vụ của hệ thống khách sạn bởi sản phẩm dịch vụ là sản phẩm vô hình và được tạo ra trong quá trình sản xuất, chứ không đơn giản như những sản phẩm hàng hóa hữu hình có thể kiểm định trước khi đến tay người tiêu dùng.

Chính vì vậy, những sai sót trong quá trình phục vụ cần được phát hiện và kịp thời điều chỉnh để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Quản lý khách sạn
Không dễ gì có thể đảm nhiệm được vai trò quản lý bởi khối lượng công việc cũng như tính chất của công việc này vô cùng nhiều và phức tạp. Từ lên kế hoạch kinh doanh, mục tiêu phát triển đến sắp xếp các vị trí nhân sự theo đúng năng lực, theo dõi chi tiêu và lợi nhuận hàng tháng…đòi hỏi bạn phải biết phân bổ các đầu việc một cách khoa học, hợp lý thậm chí phải chịu trách nhiệm nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra.

Có lẽ vì thế mà mức lương với chức vị này thường khá cao và điều đó cũng hoàn toàn xứng đáng.
Những ai phù hợp với ngành quản trị khách sạn?
Không phải bất kỳ ai cũng đủ kiên trì để gắn bó với công việc quản trị khách sạn bởi tính chất công việc vô cùng thất thường nhất là về thời gian. Do khách sạn là nơi phục vụ, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống đôi khi là giải trí của mọi đối tượng khách, mà việc phục vụ khách là trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn, kể cả dịp nghỉ lễ tết. Chính vì vậy, bạn phải thật sự yêu thích công việc, có sự tận tâm cống hiến với nghề, biết lắng nghe nhu cầu của người khác và đáp ứng một cách hài lòng nhất có thể.

Người làm việc tại các vị trí trong khách sạn cần phải trau dồi những kỹ năng như giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm bên cạnh các chuyên môn nghiệp vụ được hướng dẫn. Bởi trong quá trình làm việc có thể xảy ra bất kỳ tình huống nào và đòi hỏi người thực hiện dù ở cấp bậc nào cũng phải giải quyết vấn đề một cách êm xuôi, ổn thỏa và quan trọng là không mất đi uy tín, thanh danh của khách sạn.
Ngoài ra, nếu bạn có thêm một chút hiểu biết về ngoại ngữ sẽ vô cùng có lợi cho sự thăng tiến trong công việc cũng như quá trình làm việc. Lượng khách hàng, đối tác sẽ mở rộng hơn kéo theo nhiều yếu tố có lợi khác. Đây cũng là yếu tố mà nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên với các ứng viên khi xin việc.
Những chia sẻ về học quản trị khách sạn ra làm gì hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về khối ngành dịch vụ mới này để có sự lựa chọn đúng đắn về nghề nghiệp tương lai của mình.
Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết.